Nhà gỗ cổ truyền là một trong những công trình kiến trúc không đơn giản chỉ là nơi để ở, mà nó còn mang ý nghĩa văn hóa, giá trị tâm linh vô cùng sâu sắc. Ngày này, có khá nhiều người yêu thích lối kiến trúc nhà gỗ và xây dựng nhà theo phong cách đó để lưu giữ và phát triển nền kiến trúc xưa của cha ông ta để lại.
Nhà gỗ cổ truyền là một mô hình nhà gỗ, nhà ở truyền thống của người Việt đã có từ rất lâu đời và vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Nhà gỗ cổ truyền được xem là nét kiến trúc văn hóa tiêu biểu của dân tộc Việt Nam.
Chất liệu chính cấu tạo nên kiến trúc nhà gỗ cổ truyền chính là gỗ, loại gỗ thường được sử dụng để tạo nên cấu trúc ngôi nhà là loại gỗ quý hiếm như gỗ lim, gỗ mít, gỗ xoan,… Loại gỗ này được sử dụng để tạo nên các khung cột, khung ngang và mái ngói cho ngôi nhà.
Ngoài chất liệu gỗ, phần mái ngôi nhà được lợp vằng ngói và một khoảng đất rộng rãi phía trước nhà để làm khuôn viên sân vườn. Nhà gỗ cổ truyền được phân loại theo số gian: có nhà gỗ 3 gian, nhà gỗ 5 gian hay 7 gian tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình mà xây dựng.
Cấu kiện nhà gỗ cổ truyền
Để giúp quý khách hiểu rõ hơn về cấu trúc nhà gỗ cổ truyền, chúng tôi sẽ giới thiệu qua các cấu kiện cấu tạo nên nhà gỗ cổ truyền.
Khung nhà gỗ cổ truyền phân chia không gian thành các gian nhà, gồm có các bộ phận như sau:
Cột nhà
Cột nhà là kết cấu đứng chịu nén, gồm các loại cột như:
– Cột cái: Đây là cây cột chính của ngôi nhà được đặt ở hai đầu nhịp chính.
– Cột quân hay còn gọi là cột con: loại cột này nằm ở đầu nhịp phụ ở 2 bên phía nhịp chính. Cột phụ này có chiều cao thấp hơn cột chính để tạo độ dốc cho mái nhà.
– Cột hiên: Ngắn hơn con quân và đặt đặt ở hiên nhà, phía trước.
Xà
Xà chính là các giằng ngang chịu kéo, liên kết với các cột nhà. Bao gồm các loại xà nằm trong khung và xà nằm ngoài khung vuông góc với khung. Xà nằm trong khung được đặt ở cao độ đỉnh của các cột con liên kết với cột cái và cột con gồm:
– Xà long hay chếnh: liên kết với các cột cái của khung nhà.
– Xà nách hay thuận: liên kết cột con với cột cái trong khung nhà.
Kẻ
Kẻ chính là các dầm đơn được đặt theo phương chéo của mái nhà, được gác lên các cột bằng cách liên kết mộng, bảo gồm các loại kẻ:
– Kẻ ngồi: Trong khung nhà loại kẻ gác từ cột cái sang cột con.
– Kẻ hiên gác: Trong khung, loại kẻ này được gác từ cột con sang cột hiên. Một phần của kẻ hiên được kéo dài đâm xuyên qua cột hiên để đỡ phần chân mái nhà.
Hệ mái bẩy hay bẩy hậu hoặc bẩy hiên
Đây là dầm nằm trong khung nhà liên kết với các cột con ở phía sau nhà để đỡ phần mái vẩy ở phía sau. Đối với nhà ở thì gọi là tiền kẻ, hậu bảy. Còn đối với các công trình công cộng như đình làng thì 4 mặt xung quanh ngôi nhà đều có hiên thông thoáng, khung nhà không có cột hiên nên thường sử dụng bảy hiên.
Câu đầu
Đây là dầm ngang chính được đặt ở trên cùng, để khóa các đầu trên của các cột cái trong khung.
Con rường
Con rường hay còn gọi là chồng rường. Đây là các đoạn gối đỡ mái dạng dầm gỗ hộp được đặt chồng lên nhau để đỡ hoành mái. Kích thước của con rường được thu ngắn dần cân theo chiều vát của mái nhà, càng lên cao thì càng ngắn. Vì ở phía trên nóc nhà các con rường phải nằm chông lên câu đầu.
Con lợn
Còn lợn còn gọi là rường bụng lợn, đây là con rường trên cùng gối lên con rường bên dưới qua 2 đoạn trụ trốn gọi là cột ngắn để đỡ xà nóc. Phía dưới rường bụng lợn là ván lá được sử dụng để trang trí. Có thể dùng giá chiêng để thay thế cho con lợn.
Rường cụt
Đây là loại rường nằm ở vì nách giữa cột cái và cột con, chúng được đặt chồng lên trên xà nách và đỡ hoành, chiều dài của rường cụt ngắn dần theo độ dốc mái.
Loại xà nằm ngoài khung bao gồm:
– Xà thượng liên kết với đỉnh của các cột cái và được đặt song song với chiều dài của nhà.
– Xà hạ hay còn gọi là xà đại, loại xà này liên kết với các cột cái tại cao độ của đỉnh cột con và gần với vị trí của xà lòng, xà nách và cột cái. Xà hạ cũng được đặt song song với chiều dài của nhà.
– Xà tử thượng: liên kết với các cột con của khung ở phía trên.
– Xà tử hạ: liên kết với các cột con của khung phía dưới, tại mức độ cao ở trên hệ cửa bức bàn.
– Xà ngưỡng được nối với các cột con ở ngưỡng cửa. Loại xà này được thiết kế để đỡ hệ thống cửa bức bàn.
– Xà hiên được liên kết với các cột hiên.
– Thượng lương còn gọi là đòn dông hay xà nóc được đặt trên đỉnh mái nhà.
Các kết cấu mái
– Hoành là các dấm chính có chức năng đỡ mái đặt nằm ngang theo chiều dài nhà và vuông góc với khung nhà.
– Dui hay rui là các dầm phụ trung gian, được đặt dọc theo chiều dốc của mái và gối lên hệ thống hoành.
– Mè chính là các dầm phụ nhỏ được đặt trực giao với dui, song song với hoành và gối lên hệ dui. Khoảng cách giữa các mè rất nhỏ, vừa đủ kích thước để lợp ngói.
– Gạch màn: là gạch lá nem đơn bằng đất nung, dùng để đỡ ngói và tạo độ phẳng cho mái nhà, chống thấm nước và nóng. Gạch màn được đặt trực tiếp lên trên lớp mè.
– Ngói mũi còn gọi là ngói ta hay ngói vảy rồng được làm bằng đất nung, có tác dụng chống thấm nước, chông nóng được lớp ở phí bên trên gạch màn và cũng có thể có lớp đất sét kẹp ở giữa.
Các chi tiết kiến trúc khác
Ngoài ra, để cấu tạo nên một ngôi nhà gỗ cổ truyền không thể thiếu các chi tiết kiến trúc sau:
– Cửa bức bàn
– Con tiện
– Dạ tàu
– Đầu đao
Những ngôi nhà gỗ cổ truyền ngày nay được đổi mới với nhiều kiểu dáng khác nhau, tuy nhiên vẫn giữ được những tinh hoa trong kiến trúc nhà gỗ cổ truyền của người xưa để lại.
Hi vọng với những thông tin tham khảo trên đến từ Nhà Gỗ Ba Miền có thể giúp cho gia đình bạn hiểu rõ hơn về loại hình thi công nhà gỗ lắp ghép một cách đúng nhất. Từ đó, giúp cho gia đình dễ dàng hơn trong việc lựa chọn dịch vụ xây dựng mà mình mong muốn.
Thông tin liên hệ:
- NHÀ GỖ BA MIỀN
- Điện thoại: 082 762 2345 – 096 211 6789
- Email: info@nhagobamien.vn
- Địa chỉ: 72/24 Phan Đăng Lưu, Phường 5, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
- Văn phòng chi nhánh: 305/24 Đường TA28, Khu phố 5, Quận 12, TP.HCM
- Xưởng: Thôn Hà Thái, Xã Hoằng Hà, Huyện Hoằng Hóa, Tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam.