Quy trình phát triển dự án

Quy Trình Phát Triển Một Dự Án

Nhà Gỗ Ba Miền tự hào là một đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn thiết kế, thi công, lắp đặt nhà gỗ và thi công nội thất gỗ trên toàn quốc. Chúng tôi tự tin mang đến cho gia đình sự hài lòng về các sản phẩm gỗ chất lượng với giá hợp lý nhất.

Hãy cùng Nhà Gỗ Ba Miền tìm hiểu các quy trình phát triển một dự án thi công, lắp đặt nhà gỗ tại đơn vị chúng tôi sẽ thực hiện như thế nào? Để qua đó, quý khách hàng có thể nắm rõ quy trình thực hiện và thi công của đơn vị chúng tôi.

QUY TRÌNH PHÁT TRIỂN MỘT DỰ ÁN Ở NHÀ GỖ BA MIỀN

Bước 1: Khảo sát mặt bằng lấy ý tưởng của khách hàng

Đầu tiên, sau khi nhận được thông tin của khách hàng về dịch vụ thiết kế, thi công nhà gỗ. Đơn vị sẽ liên hệ để gặp trực tiếp trao đổi và lấy ý tưởng của khách hàng. Tư vấn các giải pháp cũng như khảo sát mặt bằng để lên bản vẽ cho phù hợp.

Bước 2: Tư vấn, thiết kế

Sau đó, đơn vị sẽ trao đổi với khách hàng để cùng chọn bản vẽ phù hợp với diện tích của dự án. Và cùng thiết kế chi tiết các hạng mục trong bản vẽ đó: bố cục tổng thể, hướng nhà, …..

Bước 3: Chọn gỗ (chủng loại)

Tiếp đến, khi đã chốt được bản thiết kế và tính toán được số lượng nguyên liệu cần thiết, đơn vị sẽ giới thiệu cho gia đình tham vấn các loại gỗ để lựa chọn cho dự án của mình.

Cụ thể, với các loại gỗ đang được Nhà Gỗ Ba Miền cung cấp và tư vấn cho gia đình: gỗ tần bì, gỗ lim, gỗ hương, gỗ gụ, gỗ xoan, gỗ sồi, gỗ mít, gỗ căm xe,…

Bước 4: Cắt đầu gỗ ( lễ phạt mộc)

Nghi lễ phạt mộc được diễn ra tại xưởng làm nhà gỗ cổ truyền. Với ý nghĩa, lễ phạt mộc là một nghi lễ trình báo với các vị thần linh, thổ địa, ông tổ nghề mộc trước khi xây dựng nhà gỗ cổ truyền. Đây là nghi lễ lâu đời mang ý nghĩa to lớn trong tâm linh, với mong muốn cầu xin thần linh phù hộ cho chủ nhà tránh bị ma quỷ quấy rối trong quá trình làm nhà, đồng thời phù hộ cho đội thợ thi công ngôi nhà được suôn sẻ, hoàn thành tốt công việc của mình. Đồng thời, lễ phạt mộc cũng cần được thực hiện vào ngày giờ đẹp và phải có mặt tất cả những thành viên từ gia chủ, thợ cả, chủ xưởng.

Chi tiết, Lễ phạt mộc được thực hiện trước khi xây dựng một căn nhà gỗ và thực hiện tại xưởng thi công ngôi nhà. Người thực hiện nghi lễ này là bác thợ cả – Sau khi thắp hương khấn vái, người thợ cả sẽ “bật mực trên sào” – một hình thức bắt buộc để định kích thước ngôi nhà trên tầm gỗ (sào là một bản vẽ thu nhỏ của nhà gỗ cổ truyền). Sau đó gia chủ sẽ ký và viết tên lên trên sào, để cho chủ nhân đời sau biết được ai là chủ nhân đầu tiên của ngôi nhà.

Nghi lễ phạt mộc là một phần quan trọng trong xây dựng một căn nhà gỗ truyền thống. Với mục tiêu là cầu sự may mắn và sự thuận lợi trong suốt quá trình làm nhà. Nên gia chủ cần phải có mặt để tham dự nghi thức quan trọng này.

Bước 5: Sàm đóng

Là bước quan trọng trong làm nhà gỗ cổ truyền. Giúp kiểm tra độ khít và khớp các cấu kiện

Các cấu kiện được gia công thô xong sẽ tiến hành xàm đóng ghép các cấu kiện với nhau để đảm bảo các mộng gỗ khít nhau. Đồng thời khi lắp dựng thực tế sẽ tránh được sai lệch.

Bước 6: Đục trạm

Sau khi các cấu kiện được căn chỉnh lắp khít mộng thì các cấu kiện sẽ được mang ra đục chạm, và gia công hoàn thiện các hoa văn họa tiết theo đúng nhu cầu của khách hàng.

Bước 7: Làm lót (Sơn lót gỗ)

Là công đoạn xử lý phần thô của gỗ bằng việc sử dụng máy bào, giấy ráp, giấy nhám…để làm cho bề mặt nhẵn trước khi tiến hành sơn lót. Đây là công đoạn giúp tăng khả năng kết dính giữa bề mặt gỗ và lớp sơn phủ, bảo vệ gỗ từ bên trong và giúp cho màng sơn mịn, đều và đẹp hơn.

Bước 8: Vận chuyển đến công trình

Sau khi được các nghệ nhân chạm khắc các hoa văn lên các kiện gỗ hoàn tất, sẽ được kiểm tra kĩ lưỡng trước khi được di chuyển để công trình. Được biết, với khâu đóng gói và sắp xếp vận chuyển kĩ lưỡng của đơn vị, đảm bảo các kiện gỗ sẽ được di chuyển đến nơi an toàn cho dù ở bất kì nơi nào trên toàn quốc.

Dưới sự giám định, kiểm kê kĩ lưỡng của các khâu giao – nhận, cùng các giấy tờ chứng từ liên quan đi kèm để kiểm định sản phẩm đạt chất lượng.  

Bước 9: Lắp dựng

Tương tự như khâu sàm đóng, sau khi đã hoàn tất các họa tiết trên kiện gỗ, đơn vị sẽ lắp lại hoàn chỉnh để hoàn tất công trình của dự án. Ước tính thời gian thực hiện: tùy thuộc vào mẫu nhà cơ bản từ 15 ngày đến hơn 1 tháng.

Sau khi lắp dựng phần khung xong, thợ xây dựng sẽ xây chèn, lợp mái và lót sàn để hoàn thiện các chi tiết của ngôi nhà. 

Bước 10: Sơn hoàn thiện

Cuối cùng sau khi đã hoàn thiện lắp đựng công trình theo đúng như bản vẽ, đơn vị sẽ tiến hành sơn hoàn thiện. Cụ thể với các bước sơn hoàn thiện căn nhà bao gồm:

1. Chà nhám: đơn vị sẽ vừa chà vừa lót để đảm bảo hết ghim gỗ, mặt gỗ nhẵn.

2. Tỉa màu

3. Sơn Pu bao phủ (đây là công đoạn chủ yếu để bảo vệ bề mặt gỗ và tạo thẩm mỹ cho ngôi nhà)

Đồng thời, với các công trình nhà gỗ cổ truyền, đơn vị sẽ tư vấn hỗ trợ cho gia đình chuẩn bị thêm dịch vụ diệt mối để bảo vệ căn nhà được bền lâu hơn.

Nhà Gỗ Ba Miền – Đơn vị chuyên thiết kế và thi công nhà gỗ cổ truyền

Là một trong những đơn vị uy tín và chất lượng nhất hiện nay. Nhà Gỗ Ba Miền với bề dày kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế nhà gỗ. Chúng tôi tự hào có thể mang đến những sản phẩm gỗ chất lượng với gái thành phù hợp nhất.

Ngoài ra, chúng tôi còn sở hữu những điểm mạnh như: đội ngũ kiến trúc sư giỏi, đội ngũ thợ mộc lành nghề, nguyên liệu dồi dào và chính ngạch…. chính là những nền tảng vững chắc để thực hiện tốt nhất công trình dự án nhà gỗ của gia đình bạn.

Thông tin liên hệ:

  • NHÀ GỖ BA MIỀN
  • Điện thoại: 0827622345 – 0962116789
  • Email: info@nhagobamien.vn
  • Địa chỉ: 532 Đ. Lê Thị Riêng, Thới An, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Văn phòng chi nhánh: 305/24 Đường TA28, Khu phố 5, Quận 12, TP.HCM
  • Xưởng: Thôn Hà Thái, Xã Hoằng Hà, Huyện Hoằng Hóa, Tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam

 

error: Content is protected !!
Scroll to Top